QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN EPOXY KẺ VẠCH

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công 

Bề mặt cần sơn kẻ vạch phải sạch và khô, không dính dầu mỡ, bụi bẩn. Độ ẩm bề mặt ≤12%.

Bước 2: Tạo nhám bề mặt

Toàn bộ bề mặt sàn yêu cầu phải được tạo nhám bằng máy mài sàn công nghiệp. Việc tao nhám sẽ giúp lớp sơn lót epoxy liên kết và bám dính tốt với sàn và lớp sơn phủ . Đồng thời công đoạn này giúp loại bỏ các dị vật tồn tại trên sàn/tường.

Bước 3: Xử lý bề mặt

Sàn bê tông luôn có những vị trí lồi lõm, khuyết tật hay không bằng phẳng. Trước khi tiến hành sơn epoxy cho sàn yêu cầu cần xử lý và loại bỏ hết tất cả các khuyết tật trên bề mặt bằng vữa trám trét 2 thành phần chuyên dành cho sàn.

Bước 4: Định vị

Dán băng keo chuyên dùng xung quanh vị trí cần kẻ vạch mục đích tạo ra vạch kẻ chính xác và sơn không tràn ra ngoài đường line

Bước 5: Sơn lót lên bề mặt sàn đã xử lý

Sơn lót epoxy hai thành phần cho khả năng che lấp khuyết tật bề mặt đồng thời thẩm thấu sâu xuống sàn giúp tăng cứng bề mặt và tạo liên kết trung gian, tăng độ bám dính của lớp sơn phủ với sàn. Phải kiểm tra kỹ bụi bẩn trước khi sơn lót epoxy.

Bước 6: Thi công lớp sơn phủ epoxy.

Đây là lớp sơn hoàn thiện bề mặt nó quyết định lớn đến tính thẩm mỹ và chất lượng công trình, khi thi công sơn epoxy cho sàn với lớp thứ hai cần lăn roller hoặc phun đều tay tỉ mỉ, cẩn thận.

Bước 7: Kiểm tra và nghiệm thu công trình.

Lớp sơn khô bề mặt sau 24h, khô hoàn toàn sau 7 ngày. Khi lớp sơn khô bề mặt thì người và vật nhẹ có thể di chuyển trên bề mặt sàn sau thi công. Tiến hành kiểm tra bề mặt và nghiệm thu và bàn giao công trình.

Dụng cụ thi công sơn kẻ vạch:

Cọ, rulo, máy phun sơn, máy kẻ vạch.

Rửa sạch dụng cụ sau khi thi công

Lưu ý 

Thời gian khô phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thông thoáng của môi trường.

Nhiệt độ cao và thông thoáng tốt làm cho sơn khô nhanh hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ