QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN SÀN PU

Quy trình sơn PU được tiến hành như sau:
1.    Chuẩn bị bề mặt:
Bề mặt bê tông phải được chuẩn bị sạch sẽ, cứng chắc, không còn dính bụi, dầu mỡ và các chất bẩn khác. Bề mặt bê tông trước khi thi công phải khô ráo (theo cảm quan), không có nước đọng.
Lực kéo tối thiểu của bề mặt ( thử bằng máy pull-off ) phải đạt 1.5N/mm2 và bê tông phải được bảo dưỡng tối thiểu 5 ngày. Mặt nền bê tông nên được ngăn cách với nền đất bằng một màn chống thấm liên tục. Thiết kế nền bê tông nên có những khe co giãn theo yêu cầu. Ngoài ra nên thiết kế một số khe nứt để đảm bảo những co ngót của bê tông sẽ theo những hướng định sẵn.
Phải mài sạch lớp xi măng yếu trên bề mặt bê tông. Trám phẳng tất cả những hư hỏng và các vết nứt bằng hệ thống vữa sửa chữa. Toàn bộ bề mặt nên được mài sạch bằng cơ học như máy mài, máy cao hoặc phun nước áp lực cao. Các điểm nhô cao cũng phải được mài phẳng. Sau đó làm kho bề mặt bằng hơi nóng hoăc cơ học. Trước khi thi công phải hút bụi lại toàn bộ bề mặt.
Lớp lót: sơn sàn PU nên được thi công lên một lớp lót đã khô, lớp lót sử dụng cũng là sơn sàn PU có độ dày theo quy định nhà sản xuất.
2.    Thi công:
Sơn PU sàn chỉ được trộn và thi công bởi những nhà ứng dụng chuyên nghiệp, được huấn luyện kỹ theo các bước thi công tiêu chuẩn.
3. Bảo dưỡng:
Ở nhiệt độ 30 C , có thể đi lại được sau 8 giờ và sử dụng bình thường sau 16 giờ. Ở nhiệt độ 20 C, có thể đi lại được sau 12 giờ và sử dụng bình thường sau 24 giờ. Hệ thống tự bảo dưỡng hoàn toàn sau 28 ngày.
4. Vệ sinh:
Bề mặt hoàn thiện được vệ sinh theo những phương pháp thông thường , mài cơ học khô/ ướt hoặc phun nước nóng có chất tẩy sẽ càng làm nổi rõ bề mặt và tránh được sự đóng cặn.
Quy trình sơn đảm bảo ưu điểm của sơn PU trên thực tế sử dụng
Sơn PU là sơn có nhiều thành phần tổng hợp có thể sử dụng trong các điều kiện khắc nghiệt và khó khăn, so với các loại sơn như sơn nước hay sơn dầu thì sơn PU có thêm các điều kiện khác để có thể đảm bảo độ cứng, bền, bóng và đều màu trong suốt quá trình sử dụng. Chính vì vậy cách pha chế sơn PU cần được quan tâm nhiều trong quy trình sơn.
Những đặc điểm của sơn PU có thể được tận dụng tốt hay không đều phụ thuộc nhiều vào quy trình sơn PU của đội ngũ kỹ thuật.
– Bề mặt của sơn có tính chất chịu lực từ bên ngoài vượt trội, tốt hơn các loại sơn dầu và sơn nước khác. Vì thế khi sơn có thể yên tâm về chất lượng và không cần lo lắng về sự chịu lực của mặt tường trong ngôi nhà của bạn.
– Tính năng chịu va đập và ảnh hưởng của ngoại lực cực tốt, bởi trong cấu tao thì sơn epoxy có thành phần rất đặc biệt là phần đóng rắn hay còn gọi là Hardener.
– Tính năng liên kết tạo độ dính và đàn hồi cực kỳ hiệu quả cho bề mặt giúp quá trình sơn nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ở những nơi cần sự chắc chắn, đảm bảo và là bệ đỡ cần dùng sơn epoxy thay cho các loại sơn không thông dùng khác như sơn nước hay sơn dầu.
– Có thể chống chịu nước, nhiệt, bụi bẩn và các yếu tố từ ngoại lực bên ngoài đến mặt sàn và ứng dụng cơ bản trong công nghiệp mà người dùng đang hướng đến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ