Sơn epoxy chống tĩnh điện cho nền sàn bê tông kho xưởng, phòng sạch công nghiệp là giải pháp triệt tiêu lượng điện tích tụ lại trên mặt sàn, ngăn ngừa những rủi ro đáng lo ngại do quá trình ma sát đồng thời tạo bề mặt nhẵn giúp đảm bảo tính vệ sinh và kháng được nhiều loại hóa chất.
Các khu vực sơn sàn epoxy chống tĩnh điện:
- Phòng thí nghiệm
- Xưởng lắp ráp điện tử,
- Hàng không
- Nhà máy dược – mỹ phẩm
- Xưởng hóa chất.
Biện pháp thi công sơn nền nhà xưởng chống tĩnh điện.
Phân tán điện tích và triệt tiêu điện tích là 2 phương pháp hoạt động của dòng sơn này với tỉ lệ điện trở bề mặt đạt tới 104-106 ohms. Do đó sẽ có 2 cách thi công sơn epoxy chỗng tĩnh điện khác nhau:
+ Chống tĩnh điện bằng cách phân tán : khi có dòng điện đi xuống nền nhà xưởng sẽ ngay lập tức được truyền dẫn và phân tán toàn bộ xuống mặt đất bằng dây dẫn đồng khi thi công sơn sàn epoxy chống tĩnh điện.
+ Chống tĩnh điện bằng phương pháp triệt tiêu : khi thi công sơn epoxy ta phủ thêm một lớp vật liệu ( sơn epoxy) có điện trở cao trên bề mặt sàn nhà xưởng như vậy khi điện tích truyền xuống lớp vật liệu điện trở cao này làm nhiệm vụ triệt tiêu .
Quy trình thi công sơn epoxy chống tĩnh điện chuẩn kỹ thuật
Sơn epoxy chống tĩnh điện là sơn epoxy 2 thành phần: thành phần A (phần sơn) và thành phần B (chất đóng rắn đi kèm), do đó trước khi thi công phải tiến hành trộn sơn.
Cách pha sơn epoxy chống tĩnh điện
Trộn thùng sơn chứa thành phần A và thùng sơn chứa thành phần B theo tỷ lệ đã tính đủ từ 25 % khuấy cho thật kỹ trước khi sử dụng.
Khi chia nhỏ thùng sơn ra làm nhiều phần ta phải tính chia tỷ lệ đóng rắn sao cho chuẩn với tỷ lệ của thùng sơn, và độ nhớt của thùng sơn được duy trì thật chuẩn suốt công trình, để tránh tình trạng chỗ khô chỗ không khô, và pha độ nhớt không đều bề mặt có thể khô nhưng màu của mặt sơn không đều và loang nổ.
Sau công đoạn pha trộn, tiến hành thi công sơn epoxy chống tĩnh điện theo các bước sau: mài sàn, hút bụi, trám trét vết nứt, xử lý bề mặt thì ta tiến hành thi công sơn Epoxy chống tĩnh điện theo các bước:
Bước 1: Thi công lớp gia cố
Bề mặt cần sơn phài được xử lý kỹ càng và làm sạch: mài sàn, hút bụi, trám trét vết nứt và sửa chữa những hư hại trên bề mặt.
Đối với mặt nền mới trước khi đổ bê tông ta lên lót một lớp ni lông để ngăn hơi nước từ dưới lòng đất thoát lên, nếu ta sử lý được bước này thì bảo vệ được lớp bê tông cũng như bề mặt sơn không bị bọng nước và bong tróc.
Sau đó dùng máy trà nhám bề mặt cho thật nhẵn, dùng máy hút bụi cho thật sạch mới pha keo lót chống thấm 2 thành phần sơn lên bề mặt, chờ cho thật khô mới sử lý bước tiếp theo.
Bước 2: Thi công lớp lưới đồng ( lớp đồng dẫn điện)
Sơ đồ các lớp của quy trình thi công sơn epoxy
Dải một lớp lưới đồng lên bề mặt, lớp này nhằm mục đích dải phóng thoát điện tích trên bề mặt khi sinh ra điện tích.
Sau đó dùng sơn lót 2 thành phần pha lẫn với cát thạch anh, hoặc bột bả epoxy, dùng bay hoặc dao gạt cho phẳng mặt nền
Bước 3: Thi công lớp sơn chống tĩnh điện (lớp sơn phủ hoàn thiện cuối cùng)
Đổ sơn epoxy chống tĩnh điện đã pha chế ra mặt sàn cần sơn, dùng dao chuyên dụng gạt cho đều, dùng con lăn có răng loại bỏ bọt khí, lượng dùng tham khảo 0. 8~1. 5 ㎏/ ㎡, xem độ dày để quyết định. Độ dày sàn: 1mm~10mm
Những lưu ý khi thi công sơn epoxy chống tĩnh điện
Trước khi thi công điều quan trọng ta phải dùng máy đo độ ẩm của nền, nếu máy đo báo đèn đỏ thì mặt nền còn rất ẩm, phải dùng đèn khò hoặc chờ mặt nền cho thật khô, tới khi máy báo sang đèn xanh mới được thi công ( nếu như bề mặt không khô đều chỗ đèn xanh chỗ đèn đỏ hoặc đèn vàng khi sơn lên chỗ đèn đỏ hơi ẩm còn nhiều thoát lên bề mặt dẫn tới bề mặt loang nổ, hoặc có bọng nước)
Đậy nắp kín thùng sơn, để nơi khô mát, sơn đã pha trộn với chất đông rắn phải sử dụng trong thời gian quy định.
Nên thi công ở nơi thoáng khí, tránh xa nguồn lửa . Tránh tiếp xúc trực tiếp với da, mắt, sử dụng trang bị bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang kính.
Khi pha 2 thành phần sơn với nhau ta quậy thật kỹ, và trong vòng 2 tiếng phải sử dụng cho hết không sơn sẽ bị đóng cứng không sử dụng được.